PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THCS AN THƯỢNG_ ĐIỂM 2
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC

NGHỊ ĐINH 36 CP/2009 CỦA CHÍNH PHỦ

VÀ PHÁP LỆNH 16 CỦA UBTV QUỐC HỘI

 TRƯỜNG THCS AN CHÂU

 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

         Đó là nét đẹp truyền thống của cha ông ta từ xưa. Tiếng pháo chào mừng năm mới xua đuổi tà ma, tạo thêm sắc hồng, không khí ấm áp mang lại niềm hân hoan, phấn khỏi điều may mắn đầu năm cho mọi người. Truyền thống tốt đẹp là vậy nhưng trong xã hội hiện nay đốt pháo không còn là nét đẹp nữa mà nó là sự đua tranh, lãng phí đặc biệt gây nguy hiểm cho mọi người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân lại phải đối mặt với bao nỗi lo bất ổn từ việc đốt pháo, tụ tập đông người và các tai tệ nạn xã hội.

          Cụ thể: những tác hại của việc đốt pháo đối với sức khỏe con người: Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ đùng đoàng, tạch tạch, cùng ánh sáng nhiều màu, nhiều vẻ của pháo hoa còn có các đám bụi khói . Một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, cacbon đioxit, cacbon monoxit là những khí có hại cho sức khoẻ con người và bụi của các oxit kim loại, trong đó lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit là những chất có tính ăn mòn, tính axit và tính oxy hoá - khử rất mạnh. Chính các chất khí này khi hoà tan vào nước mưa sẽ tạo nên các đám mưa axit. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm cho bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản .  Khi làm pháo, khi vận chuyển, khi đốt, trong một số bước tiến hành nếu có sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo hoặc pháo thành phẩm, có thể gây thương vong lớn. Ở nước ta, trước đây trong các ngày lễ tết, đặc biệt vào dịp tết Nguyên đán đã xảy ra rất nhiều trường hợp thương vong đáng tiếc. Theo thống kê, mỗi năm có hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị thương do pháo và thuốc pháo gây nên. Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây “ô nhiễm âm thanh” ở các thành phố. Khi đốt pháo bất ngờ có thể làm cho trẻ em, khách bộ hành kinh hoàng, gây tác động có hại cho trật tự công cộng.

          Về kinh tế, trước đây mỗi năm riêng việc đốt pháo của các gia đình Việt Nam đã tiêu tốn nhiều chục tỷ đồng, đó là chưa tính đến việc bắn pháo hoa công cộng. Trong khi đó, chúng ta còn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, còn nhiều vùng khó khăn rất cần sự quan tâm đầu tư, còn rất nhiều người nghèo cần sự chia xẻ đùm bọc miếng cơm manh áo.

          Chính vì các tác hại nghiêm trọng nêu trên, ở nước ta đã có quy định cấm đốt pháo và được đại đa số dân chúng tự giác chấp hành. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 406/CT-TTg ngày 08/8/1994 “Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”. Đến năm 2009, Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ “Về quản lý, sử dụng pháo”, Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” là một bước quyết liệt hơn nữa trong vấn đề quản lý pháo và “đèn trời”. Để đảm bảo an ninh, vì sự bình yên của người dân, ngày 30/6/2011, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 “Về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ”.

 

 

 

MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA NGHỊ ĐỊNH 36 CP/2009

 

1, Theo Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, các hành vi  bị nghiêm cấm gồm:

*Điều 4 Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

          - Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

          - Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

          - Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

          - Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo

2, Các loại pháo, sản phẩm pháo  được sử dụng theo quy định tại Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo:

          Điều 5 Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng như sau:

          - Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

          - Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

          - Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

           Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

3, Quy định xử phạt

          a. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về sử dụng các loại pháo, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

          - Cha mẹ, người nuôi dưỡng của người dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm, bồi thường hoặc nộp tiền phạt do hành vi của người dưới 16 tuổi gây ra.( Để con trẻ sử dụng pháo nổ và đốt pháo có phần trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục nhận thức của con trẻ)Theo điểm đ, khoản 2 Điều 13, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy định: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép; - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tịch thu tang vật phương tiện đối với một trong những hành vi sau đây: Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

          - Đối với người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp xử phạt hành chính theo Điều 13, Nghị định 73 mà đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người; đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy… thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245 Bộ Luật Hình sự.

b. Người đốt pháo bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:

          b.1.Người nào đốt pháo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245 Bộ luật Hình sự, phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

          - Đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;

          - Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;

          - Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

          - Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1kg đến dưới 0,5kg đối với thuốc pháo;

          - Đốt pháo với số lượng lớn dưới 1kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị xoá án tích mà còn vi phạm.

          b.2.Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 điều 245 Bộ luật hình sự, phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người nào đốt pháo thuộc một trong các hành vi sau đây:

          - Đã bị kết án về tội “Gây rối trật tự công cộng”;

          - Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;

          - Cản trở; hành hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công công hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ;

          - Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.

          b.3. Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.

          c. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” đối với:

          - Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 2kg đến dưới 30 kg; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng từ 1kg đến dưới 15 kg hoặc dưới số lượng đó nhưng đã bị xử lý hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, bị phạt tù từ 01 năm đến 5 năm. Nếu vận chuyển, mua bán trái phép qua biên giới, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

          - Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 30kg đến dưới 90kg; thuốc pháo có số lượng từ 15kg đến dưới 75kg, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm;

          - Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 90kg đến dưới 300 kg; thuốc pháo có số lượng từ 75kg đến dưới 200kg, bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;

          - Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 300kg trở lên; thuốc pháo có số lượng từ 200 kg trở lên, bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

          Người nào cùng lúc phạm nhiều tội thì bị xét xử với mức hình phạt cao của khung hình phạt quy định cho mỗi tội./.

MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA PHÁP LỆNH 16 UBTVQH

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

….

3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

….

6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.

….

9. Công cụ hỗ trợ gồm:

a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

đ) Động vật nghiệp vụ.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.

2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

3. Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí được giao.

5. Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

6. Cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

7. Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép.

8. Vận chuyển, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.

9. Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

11. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

12. Hành vi khác vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Điều 11. Giao nộp, tiếp nhận và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ

1. Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây:

a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào;

b) Phát hiện, thu nhặt được.

2. Cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương phải tổ chức ngay việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân khai báo, giao nộp.

3. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản. Trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án ở giai đoạn xét xử thì Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định việc xử lý.

4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền, kinh phí phục vụ cho việc tiếp nhận, thu gom, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ giao nộp.

Điều 36. Xử lý vi phạm

1. Trường hợp có căn cứ để cho rằng trong người hoặc trên phương tiện đang giấu, cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép thì các lực lượng chức năng đang thi hành công vụ phải kiểm tra, kiểm soát, thu giữ, tạm giữ người, phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì tuỳ theo tính chất, múc độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bao che cho người vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

                    Chào xuân mới 2017 và mừng Tết Mậu Tuất của dân tộc, mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

          1.không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, thường xuyên thực hiện nghiêm túc NĐ36 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán .

          2. Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.

          3. Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.

          Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

                                                                                                           

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Trần Cẩm Tú

Người viết

 

 

Phạm Thuý Điềm

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với các phường xã trong thành phố, trường THCS An Châu tích cực tập luyện và tham gia ĐH TDTT xã An Châu năm học 2017. Tham gia vào ĐH TDTT xã nhà, lực lượng tham gia gồm: điều hành chu ... Cập nhật lúc : 16 giờ 36 phút - Ngày 30 tháng 7 năm 2017
Xem chi tiết
Hôm qua ngày 6/5/2017 chi Đoàn Trường THCS An Châu đã tổ chức lễ kết nạp cho 7 HS có thành tích xuất sắc đủ đức đủ tài vào đội ngũ của Đoàn. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 29 phút - Ngày 8 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2025 ... Cập nhật lúc : 18 giờ 12 phút - Ngày 24 tháng 11 năm 2016
Xem chi tiết
Ngày 13/9/2016 trương THCS An Châu phối hợp cùng cảnh sát giao thông TP Hải Dương phát động lễ hưởng ứng tháng ATGT. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 34 phút - Ngày 22 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Hôm nay, ngày 25/5/2016 thầy và trò trường THCS An Châu tưng bừng tổ chức lễ tổng kết năm học 2015 - 2016 và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia sau năm năm giai đoạn 2010 - 2015. ... Cập nhật lúc : 23 giờ 7 phút - Ngày 25 tháng 5 năm 2016
Xem chi tiết
Ngày 19/5/2016 THCS An Châu đã tổ chức lễ tri ân cho học sinh khối 9 niên khóa 2012 - 2016. Đây là dịp để các em nhìn lại các khoảnh khắc đã qua trong suốt bốn năm học tại mái trường An Châu ... Cập nhật lúc : 22 giờ 23 phút - Ngày 20 tháng 5 năm 2016
Xem chi tiết
Ngày 21/2/2016 thầy và trò trường THCS An Châu từng bừng tổ chức khai xuân đầu năm tìm về cội nguồn tại Đền Vua Đinh, Vua Lê và chùa Bái Đính - Ninh Bình ... Cập nhật lúc : 16 giờ 43 phút - Ngày 2 tháng 3 năm 2016
Xem chi tiết

Giấy mời

... Cập nhật lúc : 10 giờ 58 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2013
Xem chi tiết

Sáng ngày mùng bảy Tết Quý Tỵ (16/02/2013), tại Văn Miếu Mao Điền, Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức & ... Cập nhật lúc : 9 giờ 56 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Năm nay, Đảng ta tròn 83 tuổi, chừng ấy mùa xuân đã qua đi trải qua bao thăng trầm, lớp lớp đảng viên đã ng ... Cập nhật lúc : 15 giờ 42 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

12
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
LUẬT CÔNG ĐOÀN NĂM 2012
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012
LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU VỀ LUẬT Y TẾ
LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ năm 2008
THÔNG TƯ Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân
NGHỊ ĐỊNH Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
NGHỊ ĐỊNH Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
THÔNG TƯ Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm
LUẬT VIÊN CHỨC năm 2010
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA QUỐC HỘI KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 10 SỐ 73/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2006
LUẬT TỐ CÁO NĂM 2018
LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ NĂM 2000
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
12